BAN HỌC TẬP LCĐ-HSV KHOA VẬT LÝ - ĐHSPHN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
BAN HỌC TẬP LCĐ-HSV KHOA VẬT LÝ - ĐHSPHN

NƠI CHIA SẺ TÀI LIỆU HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA VẬT LÝ
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM MÔN VẬT LÍ

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Thành viên năng nổ
Thành viên năng nổ
Admin


Tổng số bài gửi : 219
Join date : 10/04/2010
Age : 40

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM MÔN VẬT LÍ Empty
Bài gửiTiêu đề: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM MÔN VẬT LÍ   MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM MÔN VẬT LÍ I_icon_minitime7/11/2010, 13:57

A- ĐẶT VẤN ĐỀ:
Thực hiện cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung do Bộ GD & ĐT phát động, trong đó có nội dung “Chống bệnh thành tích trong giáo dục” là một trong những chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước ta hiện nay nhằm đánh giá thực chất chất lượng học sinh. Bên cạnh đó cũng phản ánh được chất lượng và hiệu quả giảng dạy của giáo viên. Những học sinh lên lớp là những học sinh có kiến thức thực sự, xứng đáng đựơc lên lớp. Những học sinh không đảm bảo được yêu cầu sẽ không được lên lớp . xuất phát từ vấn đề này, chúng ta không thể hiểu theo hướng là vô tư để học sinh yếu kém “ở lại lớp” mà không có trách nhiệm của giáo viên trong đó. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu kém gồm có chủ quan và khách quan mà nếu giáo viên kịp thời quan tâm, giáo dục sẽ giúp cho nhiều học sinh yếu kém tiến bộ và thoát khỏi tình trạng yếu kém.
Trong huyện Giá Rai, có hai trường THPT là Trường THPT Giá Rai và Trường THPT Nguyễn Trung Trực. Do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan, học sinh được tuyển vào lớp 10 của Trường THPT Nguyễn Trung Trực đại đa số mất kiến thức căn bản nhiều… nên hàng năm số học sinh yếu kém ở từng khối lớp là không ít. Tỉ lệ đậu tốt nghiệp khối 12 vượt mặt bằng tỉnh là một trong những nổ lực rất lớn của tập thể lãnh đạo và giáo viên của trường. Một trong những sự nổ lực là sự chỉ đạo của ban giám hiệu và thực hiện tích cực của giáo viên vào phong trào giúp đỡ học sinh yếu kém.

B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Xác định đối tượng học sinh yếu kém:
- Căn cứ 1: Điểm bộ môn năm học qua, tham khảo thêm điểm một số môn học có liên quan ví dụ như toán.
- Căn cứ 2: Không thể dựa hoàn toàn vào điểm bộ môn của năm học qua mà phải kết hợp với những biểu hiện và quá trình học tập trên lớp, các con điểm hiện tại…
2. Phân loại, tìm hiểu nguyên nhân yếu kém:
a) Do học sinh:
Học sinh yếu kém có thể do:
- mất căn bản kiến thức nhưng khả năng tiếp thu bài còn nhanh.
- khả năng tiếp thu bài chậm so với học sinh bình thường.
- Không chịu học do chưa có động cơ học tập đúng đắn.
- Làm bài không cẩn thận, ẩu tả trong quá trình làm bài.
- Chưa có phương pháp học tập đúng đắn.
- ....
b) Do giáo viên:
- Còn một số GV chưa nắm chắc những những yêu cầu kiến thức của từng bài dạy .Viêc dạy học còn dàn trải ,còn nâng cao kiến thức một cách tùy tiện.
- Còn một số giáo viên chưa thực sự chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh yếu, kém. Chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh.
- Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập còn nhanh khiến cho học sinh yếu kém không theo kịp.
- Một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, tâm quyết với nghề, chưa thật sự “giúp đỡ” các em thoát khỏi yếu kém. Từ đó các em cam chịu, dần dần chấp nhận với sự yếu kém của chính mình và nhục chí không tự vươn lên...
- Một số giáo viên còn thiếu nghệ thuật cảm hoá học sinh yếu kém, không gây hứng thú cho học sinh thích học môn mình...
c) Về phía phụ huynh:
Còn một số phụ huynh HS:
- Thiếu quan tâm đến việc học tập ở nhà của con em.Phó mặc mọi việc cho nhà trường.
- Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm khiến trẻ không chú tâm vào học tập.
- Một số cha mẹ quá nuông trìu con cái, quá tin tưởng vào chúng nên học sinh lười học xin nghỉ để làm việc riêng (như đi chơi hay đi du lịch...) cha mẹ cũng đồng ý cho phép nghỉ học, vô tình là đồng phạm góp phần làm học sinh lười học, mất dần căn bản...và rồi yếu kém!

3. Một số biện pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu kém:
a) Các biện pháp chung:
Để giúp đỡ học sinh yếu kém, tôi đã tiến hành một số biện pháp sau:
Phân loại học sinh yếu kém theo những nguyên nhân chủ yếu và có kế hoạch giúp đỡ thích hợp với từng loại. Việc này tôi tiến hành trong suốt năm,trong quá trình đó có sự điều chỉnh HS theo nhóm trình độ, phù hợp với kế hoạch giúp đỡ.
GVtìm phương pháp giảng dạy thích hợp, có trọng tâm, nhằm thẳng vào các yêu cầu quan trọng nhất, với mức độ yêu cầu vừa sức các em để nâng dần lên. Không nôn nóng, sốt ruột, khắc phục tính ngại khó và những định kiến thiếu tin tưởng vào tiến bộ của học sinh.
Khi giảng dạy, tôi thường xuyên theo dõi sự chú ý của học sinh yếu kém, kiểm tra kịp thời sự tiếp thu bài giảng. hần hướng dẫn bài tập tôi thường làm cụ thể hơn đối với các học sinh này.
Mọi nhiệm vụ được giao cho các em cần được kiểm tra cụ thể, các sai lầm mắc phải luôn được tôi phân tích và sửa chữa. Khuyến khích, động viên đúng lúc khi các em đạt kết quả( dù khiêm tốn), đồng thời cũng phải phân tích, phê phán đúng mức thái độ vô trách nhiệm hoặc lơ là đối với nhiệm vụ học tập được giao. Nhưng vẫn cố gắng tránh thái độ lời nói chạm tới lòng tự ái hoặc mặc cảm của học sinh
Tổ chức cho học sinh khá, giỏi thường xuyên giúp đỡ các bạn yếu, kém về cách học tập, về phương pháp vận dụng kiến thức.
Tổ chức kèm cặp, phụ đạo cho các em, Trong các buổi này,tôi chủ yếu kiểm tra việc lĩnh hội các kiến thức giảng dạy trên lớp, nếu thấy các em chưa chắc, tôi tiến hành ôn tập củng cố kiến thức để các em nắm vững chắc hơn, nói chuyện để tìm hiểu thêm những chổ các em chưa hiểu hoặc chưa nắm chắc để bổ sung, củng cố. Hướng dẫn phương pháp học tập: học bài, làm bài, việc tự học ở nhà
Phối hợp với gia đình tạo điều kiện cho các em học tập, đôn đốc thực hiện kế hoạch học tập ở trường và ở nhà.
b) Phương pháp giúp đỡ học sinh yếu kém
Để giúp đỡ học sinh tiến bộ về môn vật lí, tôi đã tiến hành các biện pháp nhằm vàocác nội dung sau:
- Xác định rõ kiến thức trọng tâm, kiến thức nền ( những kiến thức cơ bản, có nắm được những kiến thức này mới giải quyết được những câu hỏi và bài tập) trong tiết dạy cần cung cấp, truyền đạt cho học sinh, tôi chốt lên giấy Rôky. Treo ở gốc bảng, điểm lại các ý trong bảng để học sinh nắm lại kiến thức.
* Ví dụ như cần hưóng dẫn cho học sinh giải bài toán chuyển động thẳng biến đổi đều tôi chốt trên giấy:

CHUYỂN ĐỘNG THẲNG NHANH DẦN ĐỀU
1. Chuyển động thẳng nhanh dần đều:
+ CĐT nhanh dần đều.
+ CĐT chậm dần đều.
2. Vectơ gia tốc trong CĐT biến đổi:
+ Đặc trưng cho sự biến đổi vận tốc nhanh hay chậm.
+ Trong CĐT BĐĐ vectơ gia tốc có hướng và độ lớn không đổi.

CĐT nhanh dần đều
+ luôn cùng hướng và cùng dấu với
+ a.v0 > 0
+ Nếu chọn chiều dương là chiều chuyển động thì v0,v,a>0 CĐT chậm dần đều
+ luôn ngược hướng và ngược dấu với
+ a.v0 < 0
+ Nếu chọn chiều dương là chiều chuyển động thì v0,v,>0 và a<0.

3. Các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều:
+
+ v = v0 + at
+ s = v0t + Nếu v0 = 0 và
+ v2- v02 = 2as và
( Giải thích các đại lượng, đơn vị + Qui ước dấu)

Đối với học sinh yếu kém, mỗi GV nên coi trọng tính vững chắc của kiến thức, kỹ năng hơn là chạy theo mục tiêu đề cao mở rộng kiến thức. Do đó khi hướng dẫn học sinh luyện tập, tôi đặc biệt chú ý đến các điều sau:
- Đảm bảo học sinh hiểu đề bài: HS yếu kém nhiều khi vấp ngay từ bước đầu tiên: không hiểu đề toán nói gì, do đó không thể tiếp tục quá trình giải toán. Vì vậy,đầu tiên tôi giúp các em hiểu rõ đầu bài, nắm được cái gì đã cho, cái gì cần tìm tạo điều kiện cho các em vượt qua sự vấp váp đầu tiên đó.
* Ví dụ:
+ Vấn đề xác định v0 và v chẳn hạn. Nhiều học sinh không biết lúc nào v0 = 0 và v = 0. + + Sự tương ứng của các đại lượng trong các công thức:* s = v0t + thì s tương ứng với t.
* v2- v02 = 2as thì v0 và v tương ứng với s.
- Trong quá trình giảng dạy GV phải quan tâm đến những đối tượng yếu nhất, khi cho bài tập và hưóng dẫn giải mẫu, GV đặt câu hỏi gợi mở dần đễ HS xác định được hướng giải… Đến bài tập tương tự, cho HS một khoảng thời gian tự tìm hưóng giải, GV đi quan sát, qua những HS đi lệch hướng GV phân tích kĩ cho các em thấy sai chổ nào ( VD: có bài cho v0 = 0, có bài cho v0 0 chẳn hạn) . Khi hướng dẫn, chú trọng những “mốc giải chính” của bài thôi như tóm tắt đúng chưa? Áp dụng đúng công thức chưa? Nếu đúng rồi thì quay sang hưóng dẫn học sinh khác.
- Sau khi thấy các em cơ bản làm được bài, GV lên bảng yêu cầu HS đứng tại chổ trình bày, mỗi bước giải là một học sinh đễ tập trung cả nhóm. Trong quá trình giải, GV nhấn mạnh những chổ HS hay sai lầm, nên tránh.
- Trong quá trình dạy, GV nên tỏ vẽ chân thành động viên đối với HS có tiến bộ, thật lòng mong mỗi các em tiến bộ.
- Thể hiện sự yêu thương, tận tình của GV, cho các em thấy mục đích cuối cùng là sự tiến bộ của các em chứ không phải vì tiền hay ví mục dích riêng tư của GV. Từ đó tăng thêm sự kính trọng của HS đối với GV mà thúc đẩy tinh thần học tập của các em hơn.
- Cho HS thấy bộ môn vật lí không phải quá khó, HS yếu kém mà thật sự cố gắng cũng hoàn toàn có khả năng học được, tiến bộ được, chứ không phải vô vọng!
- Đối với những HS yếu kém không chịu học, chưa có nhận thức đúng đắn về việc học. GV vừa phân tích động viên cho các em sự cấn thiết của việc học. Nếu cần thì khích HS có bản lĩnh vừa chơi nhyưng phải đãm bảo việc học cho đàng hoàng… Bên cạnh đó vừa kết hợp với GVCN nghiêm túc xử lí những trường hợp không tiến bộ, thậm chí liên hệ với gia đình giáo dục…
- Chú trọng kiểm tra bài cũ các em yếu kém, đối với những HS tiến bộ có học bài, làm bài GV động viên, khuyến khích tinh thần của các em, khen ngợi các em trước lớp. nghiêm túc phê bình những em chưa tiến bộ, hẹn với các em lần tới phải trả bài những kiến thức quan trong do GV đặt ra…
- Hướng dẫn HS cách học sao cho hiệu quả. Ở nhà nên học và nắm vững lí thuyết , giải lại các bài tập trên lớp để thật sự chiếm lĩnh kiến thức. Tránh những trường hợp gật gù trên lớp rồi cho rằng mình đã nắm vững rồi về nhà bỏ qua…

C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng các phương pháp như vừa nêu trên, qua một năm thực nghiệm giảng dạy, tôi đã thấy có sự chuyển biến rõ rệt ở các học sinh yếu kém. Các em đã nắm được những kiến thức tối thiểu của chương trình dành cho học sinh . Các em đã mạnh dạn phát biểu ý kiến, biết cách tính toán. Đặc biệt, các em đã bỏ qua được mặc cảm tự ti, biết trao đổi với cô giáo những chổ mình chưa hiểu. Sự tiến bộ của các em biểu hiện cụ thể qua điểm số, qua việc học sinh có ý thức học bài ở lớp cũng như ở nhà. Vì thế cha mẹ học sinh yên tâm, tin tưởng vào nhà trường, tích cực ủng hộ việc dạy học của nhà trường.

D- KẾT LUẬN:
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng để giúp học sinh của mình vượt qua được tình trạng yếu kém môn vật lí.Qua quá trình thực hiện tôi đã rút ra cho mình một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Để khắc phục tình trạng học sinh yếu kém ta vừa phải cố gắng nâng cao hiệu quả giảng dạy ở trên lớp vừa phải tăng cường phụ đạo giúp đỡ riêng các học sinh yếu kém( ngoài giờ chính khóa) theo các nhóm nhỏ cá biệt( tối đa là 3, 4 em). Lý do là vì trong các lớp đồng loạt, dù giáo viên có cố gắng giảng dạy sát ba loại đối tượng đến đâu đi nữa thì việc truyền thụ kiến thức và luyện tập cũng cần phải được tiến hành theo trình độ và nhịp chung của cả lớp, nếu quá chú ý đến đối tượng học sinh yếu, kém thì các em khá giỏi trung bình sẽ buồn chán, không muốn học, sinh ra các ý nghĩ và hành động tiêu cực.
- Giáo viên phải là người chịu khó, kiên trì, không nản lòng trước sự chậm tiến của học sinh, phải biết phát hiện ra sự tiến bộ của các em cho dù là rất nhỏ để kịp thời động viên khuyến khích làm niềm tin cho các em cầu tiến.
- Nói tóm lại, kết quả tiến bộ của học sinh phụ thuộc chủ yếu vào sự nhiệt huyết của người giáo viên. Vì vậy, mỗi người giáo viên chúng ta cần cố gắng hết mình để giáo dục con em trở thành những con người có ích cho xã hội.


Về Đầu Trang Go down
https://vatly-hnue.forumvi.com
 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM MÔN VẬT LÍ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỘT BÀI BÁO CÁO
» SEMINAR “PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP THEO TÍN CHỈ”
» Phương pháp dạy học trong trường sư phạm
» PHƯƠNG PHÁP SOẠN - GIẢNG BẰNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
» Kĩ thuật thiết kế phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
BAN HỌC TẬP LCĐ-HSV KHOA VẬT LÝ - ĐHSPHN :: Học tập :: Chia sẻ kinh nghiệm-
Chuyển đến