BAN HỌC TẬP LCĐ-HSV KHOA VẬT LÝ - ĐHSPHN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
BAN HỌC TẬP LCĐ-HSV KHOA VẬT LÝ - ĐHSPHN

NƠI CHIA SẺ TÀI LIỆU HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA VẬT LÝ
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Nhớ mãi một người thầy

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Thành viên năng nổ
Thành viên năng nổ
Admin


Tổng số bài gửi : 219
Join date : 10/04/2010
Age : 40

Nhớ mãi một người thầy  Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhớ mãi một người thầy    Nhớ mãi một người thầy  I_icon_minitime17/9/2011, 13:39

Ngay từ năm 1945, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, anh Dương Trọng Bái (21 tuổi) sinh viên năm thứ hai Trường đại học Khoa học Hà Nội đã tham gia giảng dạy ở Trường trung học tư thục Phan Chu Trinh.

Nhớ mãi một người thầy  153692324
Thày Dương Trọng Bái ngồi giữa

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, anh là tự vệ chiến đấu khu phố Hàng Bông rồi ở lại nội thành, tham gia hoạt động bí mật trong ngành an ninh. Bị địch lùng bắt, anh thoát ra vùng tự do, dạy ở Trường trung học kháng chiến Chu Văn An, những năm này đặt tại Ðào Dã tỉnh Phú Thọ. Ít năm sau (1951) anh trở thành một trong hai người dạy đại học vật lý đầu tiên (cùng giáo sư Ngụy Như Kon Tum) tại Trường khoa học cơ bản, Trường sư phạm cao cấp được thành lập trên đất Trung Quốc (tiền thân của Trường đại học Tổng hợp, Ðại học Sư phạm Hà Nội ngày nay). Ðang dạy học thì anh được gọi về nước tham gia cải cách ruộng đất và đầu tháng 10-1954, biên chế trong đoàn cán bộ vào tiếp quản Thủ đô.

Miền bắc yên bình, thầy Dương Trọng Bái trở lại đứng trên bục giảng Trường đại học Sư phạm Hà Nội. Ðến năm 1957, một may mắn bất ngờ, ông được cử sang Viện Nguyên tử Ðúp Na (thuộc Liên Xô trước đây) nghiên cứu Vật lý hạt nhân cùng với hai người là Giáo sư Nguyễn Ðình Tứ, Giáo sư Hoàng Phương (đều đã mất). Ba năm sau (năm 1960) ông trở lại với trường cũ, là chủ nhiệm Khoa Vật lý.

Kể từ thời gian này thầy Dương Trọng Bái gắn bó suốt đời với ngành giáo dục, với nghề sư phạm, với tình yêu khoa học Vật lý; ông 'lăn lộn' ở nhiều cơ sở, trên nhiều lĩnh vực, sáng tạo và cống hiến hết mình. Dấu ấn để lại trong những năm thầy Bái trực tiếp giảng dạy, chủ nhiệm Khoa Vật lý Trường đại học Sư phạm là đưa khoa trở thành một trung tâm chủ chốt đào tạo giáo viên Vật lý, một khoa chất lượng có nhiều sinh viên giỏi sau này trở thành những giáo sư, tiến sĩ vật lý tên tuổi như: Nguyễn Văn Hiệu, Vũ Ðình Cự, Ðinh Ngọc Lân, Phạm Quý Tư... Cũng trong những năm này, thầy Bái tham gia nghiên cứu và xây dựng thành công nhiều công trình khoa học giá trị như Bảng đơn vị đo lường hợp pháp đầu tiên của nước ta, Thuật ngữ tiếng Việt môn Vật lý... Năm 1966, thầy Dương Trọng Bái là Phó hiệu trưởng và sau đó là Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Việt Bắc - trường đào tạo giáo viên dân tộc miền núi đầu tiên của nước ta. Gần mười năm nỗ lực cố gắng, cùng các đồng nghiệp và học trò xây dựng trường ông đã để lại cho trường một 'gia tài' là những giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý vững vàng, cơ sở cho sự phát triển sư phạm miền núi trong tương lai.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi, thầy Dương Trọng Bái trở về làm Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Hà Nội, tiếp tục gắn bó với ngành giáo dục, với nghề thầy giáo cao quý. Những năm ấy, thầy Hiệu trưởng Dương Trọng Bái không chỉ lo công việc giảng dạy, đào tạo, mà còn 'đứng mũi chịu sào' lo 'chạy gạo' cho sinh viên khỏi 'đứt bữa', lo cuộc sống khu gia đình (giáo viên, công nhân viên nhà trường), khu tập thể sinh viên (trong những dãy nhà cấp bốn, nhiều nhà lợp mái lá ở khu vực Cầu Giấy mà người dân quen gọi 'làng' sư phạm) khỏi xuống cấp. Nhưng trường vẫn vươn lên đạt mục tiêu trường trọng điểm của bộ. Ngoài việc đào tạo hàng vạn giáo viên theo hệ chuẩn bốn năm, trường còn phát huy truyền thống yêu nước, đưa sinh viên đi xây dựng phòng tuyến sông Cầu, tham gia các lớp huấn luyện đào tạo sĩ quan dự bị...

Bước vào những năm 1980, thực hiện Nghị quyết về cải cách giáo dục, thầy Dương Trọng Bái được cử làm Trưởng Ban nghiên cứu cải cách sư phạm của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thời gian này ông có dịp vận dụng lý luận kết hợp những suy tư, nung nấu mà mình đã trải nghiệm, trăn trở trong nhiều năm, đề xuất những vấn đề chiến lược đặt nền móng cho khoa học sư phạm nước ta. Cùng lúc, ông được giao một nhiệm vụ giúp Vụ Trung học phổ thông hằng năm mở các lớp chuyên bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lý, tổ chức kỳ thi quốc gia học sinh giỏi sau đó lập và huấn luyện đội tuyển đi thi quốc tế môn Vật lý. Riêng thầy Bái đã tám lần tham gia huấn luyện và trực tiếp dẫn đoàn học sinh Việt Nam đi thi Vật lý quốc tế, mang về nhiều thành tích.

Những năm sau, thầy Dương Trọng Bái là chuyên viên Bộ Giáo dục, công tác tại Viện Khoa học giáo dục Việt Nam. Ông vẫn miệt mài lao động, sáng tạo, là Ủy viên Ban Biên tập từ điển Bách Khoa, Chủ tịch Hội đồng bộ môn Vật lý phổ thông, Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa Vật lý THCS và THPT... Ðến khi nghỉ hưu Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Dương Trọng Bái vẫn cần mẫn, say mê trong công việc hiệu đính, thẩm định, chủ tịch các hội đồng bộ môn... Năm 2000 ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.

Trong ngành giáo dục ít ai có một quá trình công tác đặc biệt như Giáo sư Dương Trọng Bái. Ông là con người của lịch sử, của truyền thống, một người tiêu biểu của tầng lớp trí thức cách mạng. Ông đã để lại nhiều công trình nghiên cứu có giá trị và góp phần đào tạo nhiều học trò xuất sắc mà hôm nay không ít người đã thành công trong nhiều ngành xã hội, giáo dục. Những người học trò ấy rưng rưng nước mắt khi nghe tin thầy giáo của mình Giáo sư Dương Trọng Bái đã ra đi, 10 giờ sáng ngày 16-3-2011, thọ 88 tuổi.

Nhớ mãi về thầy, một con người thông minh, không ngừng tự trau dồi kiến thức, ngoại ngữ, hiểu biết rộng nhưng khi có ý kiến đối lập thì tranh luận thẳng thắn với thái độ nhã nhặn, khiêm nhường. Những ai đã có dịp đến thăm Giáo sư Dương Trọng Bái đều thấy ông ngồi chăm chỉ làm việc trên chiếc bàn nhỏ đơn sơ trong căn phòng giản dị, dưới ánh mắt hiền từ của người cha, người mẹ trong ảnh trên ban thờ và bốn chữ 'mô phạm truyền gia' lồng khung kính treo trên tường, mà ông được tặng trong dịp mừng thọ 70 tuổi.
Về Đầu Trang Go down
https://vatly-hnue.forumvi.com
 
Nhớ mãi một người thầy
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» chia tay k56. tu dung thay bai nay hay ghe
» Thay giao diện cho forum
» Tủ sách "Học làm Người": Nguyễn Hiến Lê
» Cuốn sách 'Thuyết tương đối cho mọi người

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
BAN HỌC TẬP LCĐ-HSV KHOA VẬT LÝ - ĐHSPHN :: Đời sống :: Tin tức Khoa Vật Lý-
Chuyển đến