BAN HỌC TẬP LCĐ-HSV KHOA VẬT LÝ - ĐHSPHN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
BAN HỌC TẬP LCĐ-HSV KHOA VẬT LÝ - ĐHSPHN

NƠI CHIA SẺ TÀI LIỆU HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA VẬT LÝ
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Sinh viên nghiên cứu khoa học, được và mất

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Thành viên năng nổ
Thành viên năng nổ
Admin


Tổng số bài gửi : 219
Join date : 10/04/2010
Age : 40

Sinh viên nghiên cứu khoa học, được và mất Empty
Bài gửiTiêu đề: Sinh viên nghiên cứu khoa học, được và mất   Sinh viên nghiên cứu khoa học, được và mất I_icon_minitime16/4/2011, 04:31

Từ 10 năm lại gần đây có một hoạt động ngày càng thu hút sự quan tâm của sinh viên đó là NCKH. Vì nghe to tát như thế, nên không ít ngưòi nghe đã sợ rồi, sinh viên sư phạm vốn nhát mà! Nhưng vấn đề là ở chỗ nào? Chúng ta cùng trao đổi.



1. Nghiên cứu khoa học là gì?

Thực chất là một quá trình tập dựơt làm việc tự lực, trừ một vài trường hợp như Jô dép sơn hay Hall thì không nói. Đây là một việc làm hầu như bắt buộc đối vơí các sinh viên ở các trường đại học trên thế giới (chỉ khác là họ không được trường tổ chức thành hội nghị mà chỉ trình bày tại nhóm, trước lớp ). Tuy nhiên nói gì thì nói đây là một công việc khá là vất vả và là một hình thức học tập mới đối với sinh viên. Tuy nhiên sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, nếu sinh viên có được sự hướng dẫn của nhữg ngưòi có chuyên môn, vì khi đó sẽ tránh được nhiều bước mò mẫn và tìm tòi ra các kết quả có trong sách từ năm 17... Đề tài có thể chỉ là nghiên cứu cụ thể hóa một khía cạnh rất nhỏ của vấn đề, hoặc áp dụng kết quả có sẵn vào một điều kiện mới.....

2. Ai có thể làm?

- Bất cứ sinh viên nào có lòng say mê và có tinh thần tự lực cao đều có thể tham gia. Kiến thức cơ bản quả là cần thiết, tuy nhiên dù bạn chỉ đạt điểm trung bình hay khá cũng vẫn có thể tham gia NCKH. Thật nực cười nếu có ai nói việc chế tạo ra máy cắt lúa từ máy cắt cỏ của một bác nông dân không phải là một công trình khoa học. Nó chỉ thiếu mỗi việc chép cơ sở lí thuyết và in báo mà thôi!

- Dù có ra trường thành một giáo viênrồi bạn vẫn có thể nghiên cứu khoa học nếu bạn thực sự say mê. Đó có thể là việc bạn tìm ra một cách giải bài tập mới, hệ thống nó lại hoặc có thể là một thí nghiệm mới giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập. Và ... vì chắc chắn bạn còn nghĩ ra nhiều cái hay ho hơn nếu bạn luôn trăn trở.

- Đừng đợi đến năm thứ ba hoặc thứ tư mới nghĩ đến việc này!

3. Nghiên cứu khoa học như thế nào?

- Xác định mình thích làm về cái gì? Cực kì quan trọng, không kém chọn người yêu đâu. Vì có thể lựa chọn này sẽ thành cái nghiệp của bạn. Nên căn cứ vào sở thích và khả năng bản thân chứ đừng căn cứ vào liệu làm về cái đó sau này mình có xin việc được không! Làm việc không có sự yêu thích và say mê thì mệt lắm!

- Tìm hiểu về hướng mình đã chọn hoặc sẽ chọn: Tốt nhất là tìm luận văn sinh viên khóa trước, LV thạc sỹ hoặc tiến sĩ của chuyên ngành đấy. Dù bạn không hiểu nhưng nó cũng cho bạn một cái nhìn chung và toàn diện. Và cũng có cái để nói khi làm bước tiếp.

- Chủ động gặp thầy cô: Do mối quan hệ giữa GV và SV đại học khá là lỏng lẻo cho nên nhiều bạn ( cả tôi nữa ) rất ngại gặp thầy cô. Tuy nhiên đa số các thầy cô ở trường mình đều rất có tâm và rất ủng hộ nếu các bạn yêu thích lĩnh vực nghiên cứu của mình. Khi đến gặp thì mình cũng không chỉ hỏi "thầy bảo em phải làm gì" mà nên nói "em định làm như này có được không?" Tuy nhiên có chút lưu ý là nếu được ta nên hẹn gặp trước bằng điện thoại.

- Thực hiện công việc: Hướng nghiên cứu bao giờ ban đầu cũng rất khó và rộng (vạn sự khởi đầu nan- các cụ nói là cấm có sai bao giờ) do đó dù có thất bại vài lần hay vài chục lần thì cũng đừng nản), lúc này chính là lúc cần sự giúp đỡ của thầy cô, bạn hãy phản ánh một cách trung thực tình hình nghiên cứu của mình, tránh tình trạng khó quá không làm được bỏ, quên cả chào thầy cô một câu.

Sau khi đã có chút kết quả rồi thì lúc này có bảo các bạn bỏ cũng khó





4. Được cái gì:

- Được nghiên cứu: Rõ rồi, ngay cái tên đã nói nên điều này. Một yêu cầu đáng ra là bắt buộc đối với mọi sinh viên. Tuy chỉ là bắt đầu quá trình nghiên cứu nhưng thực sự cũng hình thành thói quen và năng lực làm việc độc lập. Có bạn SV khoa ta đã đã dành hầu như toàn bộ thời gian rỗi để viết phần mền mô phỏng bằng cái siêu máy tính pentium II. Và kết quả không tệ là chỉ đạt giải nhì cấp Bộ. Tuy nhiên cái được của anh chàng này là năng lực tự làm việc, tự học và có đươc:

+ Niềm vui của sự thành công:Cái mà ít sinh viên có được nếu chỉ học thuộc lòng và "gạo" giáo trình. Sau khi làm mãi không ra cuối cùng vào một hôm đẹp trời nào đó tự nhiên cái pentium II lại chạy như gió và cho ra một kết quả ngoài mong đợi, sướng như vừa được ăn khoai nướng, khà khà. Bản thân tác giải cũng có được cái sự sung sướng như vậy nhưng trong lĩnh vực làm thí nghiệm. Có cái TN làm mãi không thành công, sau hôm cãi nhau vói người yêu buồn quá chả biết làm gì đem ra làm lại , đánh oạch một cái xong luôn, mừng quá đến khoe với người yêu thế là xong vụ mặt nặng mày nhẹ. Một mũi tên trúng vài mục đích.

+ Tiền đề cho luận văn tốt nghiệp. Hầu hết những người có tham gia NCKH đều có một luận văn được đánh giá cao bởi tính công phu và giá trị khoa học.

- Được ghi nhận trong quá trình học tập trong toàn khoá học thông qua việc cộng điểm vào các môn học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, điểm rèn luyện.

- Được sự quan tâm, giúp đỡ rất lớn của các thầy cô giáo cả về chuyên môn lẫn tài chính.

5. Mất gì?

- Thời gian: Đương nhiên rồi, nếu ai nghĩ là nghiên cứu KHSV thì đơn giản nên không tốn thời gian là nhầm. Nào là thời gian đọc tài liệu, làm thí nghiệm, lập trình, viết báo cáo... Có người làm về VL Chất rắn thì miệt mài làm trong phòng thì nghiệm có khi làm một mẫu thử mà phải làm đi làm lại hàng chục lần, rồi lại đo đạc, cho nên việc ở lại qua đêm tại PTN đối với các bạn này là chuyện thường. Cũng có người bảo, ừh thì đấy cũng là thơi gian học. Tuy nhiên các kiến thức các vị này thu nhận được thì chả để thi bao giờ. Nhưng nói cho cùng nếu coi đây là mất thời gian thì làm cái gì là không mất thời gian???

- Money: Thường thì không nhiều lắm, tuy nhiên đối với dân Sinh viên luôn "móm" từ đầu tháng thì cũng là vấn đề đáng kể. Có cậu làm về điện tử thì vất vả hơn bằng chứng là cậu ta đi chợ trời nhiều đến mức các ông bán đồ điện tử tại đây đã có thể cho cậu ta mua chịu đồ của mình.
Về Đầu Trang Go down
https://vatly-hnue.forumvi.com
 
Sinh viên nghiên cứu khoa học, được và mất
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2010 - 2011
» TỌA ĐÀM SINH VIÊN VỚI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ VIỆC LỰA CHỌN CHUYÊN NGÀNH
» Khóa học Cơ học lượng tử 2 (tại viện Vật lí)
» BỒI DƯỠNG NĂNG KHIẾU VẬT LÝ CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG BẰNG THÍ NGHIỆM TRÊN CÁC THIẾT BỊ KHOA HỌC RẺ TIỀN TỰ TẠO
» Bế mạc Olympic Vật Lý Sinh viên toàn quốc

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
BAN HỌC TẬP LCĐ-HSV KHOA VẬT LÝ - ĐHSPHN :: Học tập :: Chia sẻ kinh nghiệm-
Chuyển đến