BAN HỌC TẬP LCĐ-HSV KHOA VẬT LÝ - ĐHSPHN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
BAN HỌC TẬP LCĐ-HSV KHOA VẬT LÝ - ĐHSPHN

NƠI CHIA SẺ TÀI LIỆU HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA VẬT LÝ
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Vài kinh nghiệm học và thi trắc nghiệm môn Vật lý

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Thành viên năng nổ
Thành viên năng nổ
Admin


Tổng số bài gửi : 219
Join date : 10/04/2010
Age : 40

Vài kinh nghiệm học và thi trắc nghiệm môn Vật lý  Empty
Bài gửiTiêu đề: Vài kinh nghiệm học và thi trắc nghiệm môn Vật lý    Vài kinh nghiệm học và thi trắc nghiệm môn Vật lý  I_icon_minitime23/2/2011, 21:20

Ôn thi môn Vật lý, học sinh cần nắm kỹ phần nội dung trong giáo khoa, biết chương nào quan trọng và phân bố thời gian làm bài thi một cách hợp lý.


Kể từ năm học 2008 - 2009, các lớp 12 trên cả nước dùng chung bộ sách Vật lý với hai chương trình cơ bản và nâng cao và sẽ thi bằng hình thức trắc nghiệm.

Học và hiểu kỹ nội dung trong sách giáo khoa

Với kiểu thi trắc nghiệm, các câu hỏi sẽ được rải đều trong suốt chương trình, vì thế học sinh phải rũ bỏ ngay tư tưởng học "tủ”.

Vài kinh nghiệm học và thi trắc nghiệm môn Vật lý  Xh-29-ly
Học đúng cách và nắm được những kỹ thuật làm bài sẽ giúp thí sinh làm tốt môn Vật lý. Ảnh: Trung Kiên.
Trong chương trình Vật lý 12, các chương cũng có những mức độ quan trọng khác nhau, dựa trên số câu hỏi dành cho mỗi chương. Với những chương quan trọng như cơ, điện xoay chiều..., cần tập trung học kỹ. Đặc biệt, học sinh có tâm lý học sơ sài phần cuối sách như chương “Hạt nhân - Nguyên tử” hoặc “Từ vi mô đến vĩ mô” trong chương trình nâng cao là sai lầm.

Các câu hỏi trắc nghiệm cũng được chia làm nhiều loại: giáo khoa thuần túy, vận dụng giáo khoa, bài tập ngắn… Với mỗi loại câu hỏi, phải có cách xử lý khác nhau và cần nắm rõ nội dung câu hỏi. Như vậy, điều cốt lõi của cách học thi vẫn là học và hiểu thật kỹ phần sách giáo khoa.

Học sách giáo khoa cũng là một nghệ thuật: với những định luật, những khái niệm, định nghĩa…, phải học thuộc lòng; nhưng chưa đủ, phải suy ngẫm cho kỹ về từng câu, từng chữ để nắm cốt lõi của vấn đề, để cho dù những câu hỏi thi có “lạ” so với những gì học thuộc lòng, học sinh vẫn có thể nhìn ra được sự đúng - sai.

Ví dụ:

Trong tác dụng làm phát sinh các hạt mang điện trong bán dẫn bởi ánh sáng, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Tần số ánh sáng phải lớn hơn một trị xác định.

B. Hạt mang điện phát sinh trong bán dẫn chỉ là các êlectrôn.

C. Các electron tự do vẫn ở trong chất bán dẫn.

D. Tác dụng này được ứng dụng để chế tạo quang điện trở.

Nếu học sinh học bài kỹ thì thấy ngay đây là câu hỏi thuộc về bài hiện tượng quang điện trong. Đáp án phải chọn là C vì trong số các hạt mang điện sinh ra, ngoài êlectrôn, còn có những lỗ trống được xem như những hạt mang điện dương.

Ngoài ra khi học lý thuyết, học sinh phải biết liên hệ giữa các bài với nhau, vì có những câu đòi hỏi vận dụng kiến thức của hai hoặc ba bài khác nhau (đôi khi có cả chương trình của lớp dưới) mới trả lời được.

Ví dụ :

Với ống Rơn-ghen có điện áp đã cho biết, câu hỏi yêu cầu ta tìm bước sóng ngắn nhất của tia X có thể phát ra. Để trả lời câu hỏi này ta phải vận dụng những kiến thức sau:

- Cơ chế hoạt động của ống Rơnghen để làm phát sinh tia X.

- Định lý động năng (Vật lý lớp 10), công của lực điện trường (Vật lý lớp 11) để tính động năng của e- khi tới đối catôt : Wđ = eU.

- Thuyết photon của chương VII lớp 12, để có bất phương trình : hc/l £ eU; từ đó tìm ra được đáp số : l ³ hc/eU

Ngoài ra cũng còn có những câu hỏi liên quan tới ứng dụng thực tế của một hiện tượng. Ví dụ như câu hỏi không đề cập trực tiếp tới tia X nhưng lại đề cập tới nhân tố chính trong kỹ thuật chụp phim phổi chẳng hạn.

'Chiến thuật' về thời gian

Khi mở một đề thi gồm 50 câu, mỗi câu kèm theo bốn phương án A, B, C và D, các thí sinh “yếu bóng vía” dễ bị choáng trước một “rừng” vấn đề phải suy nghĩ trong thời gian vẻn vẹn 90 phút! Bởi vậy, thí sinh hãy mạnh dạn để ra một hoặc hai phút để cho tinh thần mình “lắng” lại trước khi bắt tay làm bài. Hãy tập trung vào bài làm của mình, đừng quan tâm tới phản ứng của những người xung quanh.

Bí quyết chủ yếu của cách làm bài thi trắc nghiệm là không để cho mình bị “dính chết” với một câu hỏi nào. Hãy dành khoảng một phần tư đến một phần ba thời gian để “duyệt đề” (đọc lướt rất nhanh) từ trên xuống. Trong quá trình này, thế nào cũng gặp được một số câu ta trả lời được dễ dàng, hãy trả lời ngay những câu đó. Với những câu còn có vướng mắc, dù ít hay nhiều, cũng cứ mạnh dạn bỏ qua để dành “chiến đấu” sau. Với những câu này hãy để lại cho tới phút cuối cùng, nếu vẫn còn thấy bí thì đành phải suy đoán mà chọn ra cách trả lời. Với đề thi trắc nghiệm, tuyệt đối không để sót câu nào trong bảng trả lời.

Yếu tố thời gian cực kỳ quan trọng. Nhiều học sinh ngày thường học tốt nhưng kết quả bài thi lại rất đáng buồn chỉ vì không biết sử dụng thời gian hợp lý. Phải tận dụng mọi khoảnh khắc quý giá trong thời hạn cho phép: hãy đem theo hai hoặc ba cây bút chì gọt sẵn; máy tính thì dùng loại nào quen sử dụng… Tuy vậy, học sinh cũng không nên quá hấp tấp, vội vàng dẫn đến chọn lựa bừa bãi. Trong Vật lý có một yếu tố rất quan trọng là đơn vị; dù có giải toán hay đến đâu đi nữa mà dùng sai đơn vị thì công sức cũng kể như đem “đổ sông đổ biển”.
Nguyễn Thành Tương, giáo viên THPT Chuyên Lê Hồng Phong, TP HCM
Về Đầu Trang Go down
https://vatly-hnue.forumvi.com
 
Vài kinh nghiệm học và thi trắc nghiệm môn Vật lý
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phần mềm ôn thi ĐH trắc nghiệm
» Một số kinh nghiệm nhỏ khi dạy quang hình (phần 1)
» Một số kinh nghiệm nhỏ khi dạy quang hình (phần 2)
» Thí nghiệm của Maikenson-Moocly
» Báo cáo thí nghiệm VLĐC 3: Quang học

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
BAN HỌC TẬP LCĐ-HSV KHOA VẬT LÝ - ĐHSPHN :: Học tập :: Chia sẻ kinh nghiệm-
Chuyển đến